Đánh Vào Mông Con Có Thể Khiến Con Bị Tâm Thần

Đánh Vào Mông Con Có Thể Khiến Con Bị Tâm Thần - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Rất nhiều bố mẹ Việt dạy dỗ con bằng cách đánh vào mông, vì đơn giản họ cho rằng mông là nơi nhiều thịt nhất nên an toàn. Nhưng trên thực tế đây là một quan niệm quá sai lầm và rất nguy hiểm.

1. Dừng ngay những hành động tàn ác này

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, áp dụng hình phạt là các hành vi bạo lực với trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần sau này ở trẻ. Tại Mỹ đã thực hiện cuộc khảo sát hơn 600 người trưởng thành và kết quả cho thấy những trẻ bị đối xử bạo lực khi còn nhỏ cũng sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến tâm thần cao hơn 2-7 % so với những trẻ bình thường.

Một nghiên cứu khác tại Mỹ trên 1.500 trẻ em từ 2-9 tuổi, kéo dài trong suốt bốn năm cho ra kết quả: “Những em bé không bị trừng phạt thân thể có chỉ số thông minh (IQ) trung bình cao hơn trẻ thường bị đánh đập từ 5-28 điểm”.

Đánh Vào Mông Con Có Thể Khiến Con Bị Tâm Thần - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?

Theo phân tích từ bài viết, mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ và kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ sẽ bị tác động đột ngột. Lực đánh truyền qua cột sống có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Mông nằm gần thận và khi tác động lực mạnh vào đó có thể gây hại cho cả thận. Hơn nữa chúng ta cũng không xác định được đánh trẻ đúng phần mông vì trẻ con sợ đau có thể giãy người và vô tình bố mẹ đánh trúng những bộ phận khác.

Nó có thể gây tụ máu quanh hông trẻ, cản trở máu lưu thông, thậm chí gây viêm da hoại tử. Nếu bị tác động bên ngoài quá mạnh, mao mạch ở khu vực này dễ bị chảy máu gây tổn thương các cơ quan khác.

2. Nuôi dạy con thế nào cho đúng

Nếu con hay cãi lại, bố mẹ hãy áp dụng những mẹo sau

Giữ bình tĩnh

Khi thấy con cãi lại kịch liệt, trước tiên, bố mẹ hãy kiểm soát cảm xúc của chính mình, phải bình tĩnh thì mới có thể nói chuyện được với con. Quá xuề xòa, con sẽ lại tiếp tục có những hành vi đáng lo ngại. Quá nghiêm khắc, con sẽ cảm thấy không được thể hiện chính mình khiến con xa cách bố mẹ. Nếu chúng ta hét lên trước mặt con “Sao con dám? Mẹ là mẹ của con cơ mà?” thì tình hình chỉ càng thêm tệ mà thôi.

Kỳ thực trước khi chúng ta chuẩn bị “giáo huấn” thì trẻ cũng đã cảm nhận được rồi. Lúc ấy, trẻ sẽ có cảm giác lo lắng, căng thẳng, bạn phải cố gắng hết sức thể hiện ra sự ôn hòa. Còn nếu chúng ta cứ quát to, hét to, uy hiếp trẻ, hay nói những câu như: “Hư! Tại sao lại dám cãi lại người lớn thế hả?” thì sẽ chỉ càng làm cho sự tình thêm hỏng mà thôi.

Đánh Vào Mông Con Có Thể Khiến Con Bị Tâm Thần - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Biện pháp tốt nhất chính là nhẫn nhịn không nói, hít sâu, sau đó cân nhắc những gì cần nói. Nếu như con cãi lại bạn ở trước mặt đông người thì đừng răn ngay mà hãy nói: “Vấn đề này chúng ta nên dừng lại ở đây. Về nhà chúng ta sẽ nói chuyện sau!”. Đó mới chính là cách dạy con thông minh.

Nhận định nguyên nhân của vấn đề

Cha mẹ cần biết chính xác nguyên nhân vì sao con lại cãi lại cha mẹ. Tranh luận, cãi lại, kỳ thực thường thường cũng chưa hẳn là điều mà đứa trẻ biểu đạt ra một cách chân thật từ nội tâm. Có thể trẻ ở lớp đã có va chạm với bạn học, nên trong lòng buồn rầu mà về nhà trút lên cha mẹ. Điều này chỉ là vì, đối với cảm nhận của con cái thì cha mẹ luôn là nơi an toàn nhất để trút bỏ. Cũng có lúc, trẻ vì áp lực học quá lớn mà sinh ra việc này.

Khi hiện tượng này xảy ra, cha mẹ trước tiên nên phải bình tĩnh, hỏi xem con có vấn đề ở đâu bằng những câu như: “Hôm nay ở trường có phải con đã gặp chuyện gì không vui phải không?” hay “Theo con thì mẹ đã nói gì sai sao?”…

Một khi cha mẹ đã biết được nguyên nhân của việc trẻ kịch liệt cãi lại cha mẹ thì vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.

Làm gương cho con

Việc người lớn chúng ta làm gương cho con để định hình các hành vi của các con là hết sức quan trọng. Bọn trẻ học được từ những gì chúng nhìn thấy, đặc biệt là ở nhà. Nếu đứa trẻ 5 tuổi nhà bạn nghe lỏm được bạn đang nói về mẹ chồng một cách hằn học với chồng, thì bé sẽ học được rằng, sẽ chẳng có gì sai khi cư xử với người khác, kể cả với cha mẹ chúng, theo cách đó. Vậy nên, hãy cư xử, nói năng với tất cả mọi người một cách tôn trọng, kể cả khi con bạn không ở đó.

Đánh Vào Mông Con Có Thể Khiến Con Bị Tâm Thần - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Có biện pháp trừng phạt khéo léo

Việc trừng phạt trẻ chân chính không phải là để trẻ kinh hãi, xa lánh cha mẹ mà là để trẻ hiểu và cha mẹ là nghiêm túc. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết lời nói nào, hành vi nào là không đúng. Ngoài ra còn phải cho trẻ biết rằng, nếu làm những điều không đúng, nói những lời không tốt thì sẽ bị trừng phạt.

Sau đó, cha mẹ có thể đưa ra một số cách trừng phạt tương ứng từ nhẹ đến nặng. Đương nhiên, khi trẻ phạm vào tội nghiêm trọng thì phải trừng phạt thực sự, chỉ có như vậy trẻ mới hiểu được lời cha mẹ nói là thật và sẽ chú ý hơn đến ngôn hành cử chỉ của mình.

Cổ vũ, khen ngợi đúng lúc

Khen ngợi trẻ sẽ khiến trẻ thấy rằng mình đã có thay đổi tốt trong mắt của cha mẹ. Khi trẻ tôn kính người khác, cha mẹ nhất định phải không được quên khen ngợi trẻ.

Có thể nói: “Con trả lời mẹ vừa ngoan ngoãn lại không la hét to như thế khiến mẹ rất vui. Con làm việc ấy thật sự rất tốt!” hay “Cách trả lời của con rất tốt, mẹ rất vui!”

Một lời khen ngợi đúng lúc của cha mẹ sẽ khiến tinh thần trẻ phấn khởi, vui sướng. Đồng thời cũng khiến trẻ hiểu ra rằng, cha mẹ không chỉ có nhìn vào điểm xấu của mình mà nhìn cả vào điểm tốt của mình, sự thay đổi của mình đều được cha mẹ theo dõi để ý đến.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon