Dùng “Bảng Chăm Ngoan” Để Tiếp Thêm Động Lực Cố Gắng Cho Bé

Dùng “Bảng Chăm Ngoan” Để Tiếp Thêm Động Lực Cố Gắng Cho Bé - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Cũng tương tự như việc người lớn chúng ta thường viết ra những công việc phải làm để tránh bỏ sót việc thì bảng chăm ngoan hay thời gian biểu cho bé là một “phiên bản” dành cho trẻ em. Nó là một công cụ rất tuyệt vời để mô tả một cách trực quan bạn mong đợi con làm gì và làm nó trong bao lâu. Nếu bạn đang nghĩ đến việc mình cần làm một cái cho con thì chúng mình hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

BẢNG CHĂM NGOAN LÀ GÌ?

Bảng chăm ngoan có thể là một công cụ thực sự hữu ích cho bố mẹ khi muốn tạo thêm động lực cho trẻ thực hiện những “nhiệm vụ” dành cho mình.

Dùng “Bảng Chăm Ngoan” Để Tiếp Thêm Động Lực Cố Gắng Cho Bé - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Thường thì bảng này sẽ được dùng cho các em bé trong khoảng từ 2 đến 10 tuổi với hình thức đơn giản là mỗi hành động được bé làm xong sẽ được đánh dấu bằng một sticker (miếng dán ngộ nghĩnh) như là phần thưởng cho con. Nó cũng được sử dụng là một công cụ để con quen dần với những kỹ năng mới hoặc nhắc nhở con cần phải làm những gì từ bài tập về nhà, công việc nhà hay các hoạt động tích cực khác.

CÁC LOẠI BẢNG CHĂM NGOAN

Có một vài loại bảng chăm ngoan mà bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Dưới đây là một số kiểu phổ biến nhất:

1. Bảng chăm ngoan dùng sticker (miếng dán ngộ nghĩnh)

Để sử dụng bảng này, bạn cần xác định một hoạt động quan trọng con cần được rèn luyện. Bảng là “đồ thị” trực quan để xem mong đợi của bạn với khả năng thực tế con thực hiện được. Bạn sẽ cho con mỗi lần một sticker khi con biết thu dọn đồ chơi sau mỗi lần chơi hay không bày bừa sau mỗi lần mình ăn xong.

Bảng chăm ngoan dùng sticker sẽ phù hợp nhất với những bạn ở độ tuổi còn mới biết đi, vì ở tầm tuổi này, những miếng sticker đã là một phần thưởng đủ lớn cho các bạn ấy có động lực tiếp tục thực hiện. Bạn cũng có thể để con được chọn hình dán nào mà mình thích hoặc chất liệu để làm nên cái bảng ấy.

2. Bảng phân công việc nhà

Bảng phân công việc nhà sẽ phù hợp với những bạn lớn hơn một chút, sẽ bao gồm những công việc nhà con cần làm mỗi ngày và mỗi khi làm xong con sẽ được điểm hoặc những phần thưởng được quy đổi từ điểm. Bảng này với mục đích giúp con quen dần với công việc nhà từ khi còn nhỏ.

Bảng việc nhà này có thể phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Nó cũng là một công cụ hữu ích để theo dõi xem con đã làm tốt được đến đâu và số lần có nhận được phần thưởng. Bạn cũng cần làm rõ rằng con làm không phải vì phần thưởng mà còn là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, tuy nhiên, mình nên tránh cằn nhằn, la mắng khi con chưa làm được ngay để tránh gây cảm giác khó chịu vì hành động nào cũng cần có thời gian để biến nó thành thói quen.

3. Bảng thói quen thường ngày

Bảng thói quen thường ngày cũng gần tương tự như thời gian biểu mỗi ngày cho con. Nó thường được chia ra các hoạt động trong buổi sáng, sau khi đi học và các động vào buổi tối. Bảng cũng thường bao gồm các mục như giờ làm bài tập về nhà, đánh răng, mặc quần áo, thu dọn đồ chơi, chuẩn bị đi ngủ và các hoạt động khác mà bạn muốn con làm độc lập.

Dùng “Bảng Chăm Ngoan” Để Tiếp Thêm Động Lực Cố Gắng Cho Bé - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Bảng này có thể phù hợp với tất cả các em bé. Với các em bé nhỏ tuổi, bạn có thể thêm hình ảnh để bảng của mình được sinh động và treo nó trong phòng của con, chẳng hạn như sau cánh cửa hoặc nơi nào đó dễ nhìn trong nhà.

4. Bảng hoạt động hàng tuần

Bảng hoạt động hàng tuần được sử dụng để xây dựng thói quen hoặc để thay đổi một hoặc nhiều hành động. Nó có thể là bất kỳ hoạt động gì như làm xong bài tập trước giờ đi ngủ. Vì bảng dành cho những hành động cụ thể nên cần giới hạn số lượng những hành động bạn muốn con đạt được thành 1 hoặc là 2. Bên phải là tên hoạt động, bên trái là tần suất con thực hiện được trong tuần.

Bảng hoạt động hàng tuần sẽ phù hợp với những em bé lớn khi con có nhận thực tốt hơn, có thể hiểu được những thứ phức tạp. Nếu bạn thấy con đang phải “vật lộn” với một hoạt động nào đó, chẳng hạn như học tiếng Anh, bạn có thể chia hoạt động nó ra thành sáng, chiều, tối.

LÀM SAO ĐỂ GIÚP CON SỬ DỤNG TỐT BẢNG CHĂM NGOAN?

1. Đặt mục tiêu con có thể đạt được và phù hợp với từng lứa tuổi.

Nếu bạn cảm thấy con đang phải “vật lộn” với những mục tiêu, nhiệm vụ bạn đặt ra thì có thể mình sẽ phải xem lại xem liệu nó đã thực tế và phù hợp với khả năng của con chưa. Nếu bạn cho em bé 3 tuổi thực hiện nhiệm vụ của một em bé 5 tuổi thì cũng đừng có ngạc nhiên là con không làm được cho dù con đã cố gắng hết mình.

2. Chia thành từng cột mốc nhỏ

Một mục tiêu lớn tốt nhất nên được chia thành các cột mốc nhỏ hơn cùng với từng phần thưởng riêng. Ví dụ, nếu bạn cho cả hoạt động rửa bát là 30 sao thì rất có thể con sẽ bỏ cuộc từ sớm nhưng nếu bạn chia nhỏ mục tiêu, chẳng hạn con tráng sạch bát là 10 sao thì có thể con sẽ hào hứng hơn.

3. Đặt phần thưởng cuối cùng trong “tầm ngắm” của con

Nếu phần thưởng cuối cùng là một món đồ chơi mới con đã mong đợi từ lâu thì bạn có thể đặt nó ở nơi con có thể dễ dàng nhìn thấy, nó sẽ là động lực để con cố gắng mỗi ngày. Mình nên chọn chỗ để cao một chút nhưng con vẫn có thể nhìn mà không thể với tới.

4. Sử dụng lời khen như là một phần thưởng cho con

Thay vì sử dụng phần thưởng bằng vật chất thì dành lời khen cho con cũng là một ý kiến hay.

Dùng “Bảng Chăm Ngoan” Để Tiếp Thêm Động Lực Cố Gắng Cho Bé - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Chỉ cần một câu nói đơn giản là: “Con làm tốt lắm” con cũng có thể sẽ vui vì được ghi nhận. Ngoài ra, việc khen thưởng con bằng vật chất cũng có thể khiến con phụ thuộc vào việc làm là để có thưởng và nếu không có thưởng, con có thể có cảm giác khó chịu.

5. Ghi nhận cố gắng của con “ngay và luôn”

Mỗi khi con làm đạt được mục tiêu, bạn cần ghi nhận sự cố gắng của con để con thấy được rằng bạn coi trọng những gì con làm được. Trì hoãn việc ghi nhận có thể làm giảm động lực của con và từ chối tiếp tục thực hiện trong tương lai.

6. Đừng lấy đi sticker, phần thưởng khi bạn đã trao cho con

Ngay cả khi con thấy nản, không muốn làm tiếp thì bạn cũng đừng lấy gì những gì trẻ đã cố gắng có được trước đó. Thay vào đó, hãy giải thích cho con rằng cảm thấy chán nản là điều một rất bình thường và con con có thể tiếp tục cố gắng vào ngày hôm sau.

7. Hãy nhất quán

Một khi cả nhà đã thống nhất được nội quy, quy tắc thì mình tránh thay đổi giữa chừng. Nếu bạn nhất quán, con sẽ đánh giá cao những gì bạn nói và làm.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon