Những Điều Không Nên Nói Với Con Trẻ

Những Điều Không Nên Nói Với Con Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Khi bé đã bước qua giai đoạn trẻ sơ sinh, đến tuổi thơ với những nhận biết ngô nghê từ những tiếng gọi bập bẹ ban đầu “ba”, “mẹ” trong niềm vui háo hức của cả nhà. Thế mới biết quá trình nuôi và chăm sóc 1 mầm non tương lai, một công dân mới của xã hội có bao nhiêu gian nan và vất vả. Nhưng tất cả mọi khó khăn hay gian nan đều vỡ òa theo từng tiếng nói non nớt của con, lúc đó mới biết dù có cực khổ bao nhiêu, gian nan thêm bao nhiêu…tất cả đều xứng đáng.

Càng vui mừng, càng hân hoan bao nhiêu thì các bậc cha mẹ lại có thêm kỳ vọng bấy nhiêu về con của mình. Tuy nhiên, các bậc mẹ cha nên lưu ý, đừng nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con của mình khi bé chỉ mới mấy tuổi đầu đời, như thế bạn sẽ vô tình tạo nên áp lực cho trẻ, và cũng đừng bao giờ nói những điều không nên với trẻ nhỏ, bởi không chỉ ảnh hưởng đến tư tưởng của trẻ mà ngay cả bản thân bạn cũng đang làm sụp đổ hình tượng làm cha, mẹ của mình trong vô thức:

Con là tuyệt nhất

Tuy bạn khen con là tốt, là khuyến khích cũng như động lực cho trẻ phát huy hết khả năng của mình, tuy nhiên bạn nên tập cho trẻ nhận thức được từ nhỏ về tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể nên có và cho trẻ cảm nhận rằng nó mạnh đến dường nào. Thay vì nói câu “Con của ba tuyệt nhất”, bạn hãy thay thế câu nói khác như “Con có một đồng đội thật tuyệt, và con cũng thế”. Cũng là một lời khen, nhưng bạn hãy diễn đạt theo một khía cạnh khác để trẻ sớm có nhận thức tốt hơn về môi trường xung quanh cùng nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cuộc sống của con bạn sau này.

Những Điều Không Nên Nói Với Con Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Con không chăm chỉ

Trong quá trình bạn theo dõi sự phát triển kỹ năng của con, bạn không nên quá khắt khe với con trong quá trình con thể hiện mình qua quá trình đi học hay làm việc của trẻ. Một câu nói nhận xét đơn giản của trẻ “Con không chăm chỉ” sẽ làm ảnh hưởng để tư tưởng của trẻ, vì trẻ sẽ nhận thức rằng dù mình đã cố gắng thế nào, đã chăm chỉ thế nào nhưng khi sự việc không thành công, thì đồng nghĩa với việc là không ai công nhận rằng mình đã cố gắng chăm chỉ hết mức trong khả năng của mình.

Con không sao

Khi trẻ nhỏ chạy chơi, đùa giỡn, vô tình bị vấp hay bị té, chỗ đầu gối hơi sưng và bắt đầu rớm máu cũng là lúc trẻ cảm nhận được sự đau đớn nơi chân và vỡ òa khóc nức nở. Khi đó, bạn hãy đến bên bé và đừng vội nói rằng “Con không sao” hay “Không sao đâu con” mà thay vào đó hãy nói rằng “Đau lắm phải không con ? Sức thuốc rồi sẽ hết đau thôi con !”. Cùng một lời an ủi, nhưng nếu bạn nói câu thứ 1, sẽ khiến trẻ nguôi ngoai nhanh chóng vì mình đã được vỗ về đúng lúc, còn nếu bạn nói câu thứ 2 với trẻ nhỏ, trẻ sẽ cảm nhận được rằng mình bị đau, trẻ sẽ ý thức được lần sau mình không muốn bị đau thì phải tránh hay không hành động như thế nữa, đồng thời trẻ cũng nhận thức được muốn hết đau thì phải sức thuốc. Sau đó, bạn hãy ôm trẻ, vỗ về trẻ hay hôn trẻ 1 cái để trấn an.

Con đã quá béo rồi

Đó là lời bạn không nên nói với trẻ trong giai đoạn này, vì đây là lúc trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, cần thiết cho quá trình sinh trưởng của mình. Có nhiều trẻ trong giai đoạn này lại biếng ăn, không chịu ăn dù mẹ đã làm rất nhiều món, thực đơn lại vô cùng phong phú. Do đó, nếu trẻ nhà bạn ăn được, lại thích ăn nhiều món thậm chí là những thực phẩm chứa nhiều chất béo. Đừng nói với con câu “Con đã béo quá rồi” vì như thế trẻ sẽ cảm thấy buồn bực vì cảm giác mình muốn được ăn mà cha, mẹ lại không đồng ý. Chỉ cần kết hợp tốt với thể dục hàng ngày, bằng cách cùng đi bộ với con vào buổi sớm hay buổi chiều, trẻ vừa được ăn no lại có vận động thích hợp, quá trình phát triển của bé sẽ theo xu hướng tốt hơn.

Những Điều Không Nên Nói Với Con Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Đừng nói chuyện với người lạ

Đây là một khái niệm khó khăn đối với nhận thức của trẻ trong giai đoạn này, trẻ chưa biết được như thế nào là người lạ đối với mình. Nếu bạn hình thành cho trẻ có thói quen này, vô tình sẽ dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười khi có một ai đó thật sự tốt bụng, quan tâm và muốn giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn thật sự. Nếu lúc đó bạn lại không có mặt, có phải lại tạo tình huống thất bại hoàn toàn rồi hay không.

Hãy để mẹ giúp con

Mỗi khi trẻ gặp khó khăn, đang chật vật không biết hướng xoay sở như thế nào thay vì nói câu “Hãy để mẹ giúp con” bạn hãy hỏi những câu hướng dẫn để gợi ý cho trẻ cách giải quyết vấn đề. Lúc này, tư tưởng cũng như sự hoạt động của não bé cũng được vận động và tư duy hơn để giải quyết vấn đề trước mắt. Còn nếu bạn cứ đến giúp bé trực tiếp lại vô tình tạo nên thói quen ỷ lại không tốt cho trẻ.

Nguồn: Sưu tầm internet

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon