3 Mốc Thời Gian Phát Triển Cảm Xúc Quan Trọng Của Trẻ

3 Mốc Thời Gian Phát Triển Cảm Xúc Quan Trọng Của Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Những năm tháng đầu đời là thời điểm vàng cho sự phát triển cảm xúc của trẻ. Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ phát hiện ra cực nhiều điều thú vị trong quá trình phát triển này của con.

Sau khi bé đã được vài tháng, bạn sẽ nhận thấy hành vi của con bắt đầu thay đổi khá nhanh và rõ. Từ đứa trẻ sơ sinh chỉ biết bú, ngủ, khóc và tè dầm, giờ đây bé sẽ bắt đầu tò mò quan sát ngắm nghía xung quanh, nhận được tín hiệu với những lời nói của mọi người xung quanh và “tỏ thái độ” vui mừng phấn khích hoặc không ài lòng.

Sự phát triển cảm xúc của trẻ trong giai đoạn đầu đời là nền tảng cho sự phát triển của các kỹ năng sau này khi khôn lớn. Hãy đọc bài viết này để có thêm những kiến thức về giai đoạn phát triển đầy thú vị và không thể bỏ qua này của bé nhé.

Bản năng của con người ngay từ khi sinh ta đã sở hữu một số kỹ năng và phản xạ nhất định. Nhưng đó là những kĩ năng sẵn có còn những kĩ năng khác là do các thói quen hình thành, các bé sẽ quan sát người khác và cách chúng ta cảm nhận những điều đó. Chính những điều này là nền tảng cho sự phát triển cảm xúc và sẽ được tiếp tục phát triển và không ngừng hình thành trong suốt cuộc đời. Những kỹ năng nền tảng trong sự phát triển cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn mang đến một cái nhìn mới mẻ trong quá trình phát triển khám phá cuộc sống xung quanh. Đây là dấu mốc quan trọng và cần thiết để sau này trẻ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn và biết cách yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.

Những giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Bài viết dưới đây chỉ ra 3 giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

 1 đến 3 tháng tuổi

Đây là những năm tháng đầu đời cực kì quan trọng của trẻ sơ sinh, lúc này bé chỉ mới bắt đầu với những tiếng khóc và đang quen dần với việc bú mớm, đi vệ sinh. Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu quan sát và nhận biết được mọi thứ xung quanh và sự tồn tại của mình cũng như mọi người xung quanh mình. Bé sẽ cảm thấy hoàn toàn mới cảm thấy cực kì thú vị và khao khát tìm tòi và bé đang dần làm quen với thế giới. Ở giai đoạn này, bé sẽ cảm nhận thế giới như:

Mắt hay nhìn và quan sát mọi thứ dần nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn trước

Bắt đầu cảm nhận và nhớ được gương mặt của những người quen và biết tiếp chuyện phản ứng lại

Phản ứng lại có những cảm xúc vui mừng reo vui bạn nếu bạn ôm ấp trêu đùa vỗ về với bé

Cảm thấy gàn gũi khi nhìn thấy cha mẹ và ngừng khóc khi được cha mẹ ôm ấp và vỗ về

Trở nên tập trung chú ý khi nghe giọng nói của người thân

3 đến 6 tháng tuổi

Từ 3 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn khi bé đã bắt đầu lớn hơn và ban đầu có nhận thức. Đây là lúc bé đã dần quen với thế giới xung quanh và mọi người, bé sẽ bắt đầu tò mò khám phá cảm nhận bằng đôi tay mình như cầm nắm và cảm nhận và trở nên biết cười đùa với mọi người xung quanh. Ở giai đoạn này, bé sẽ có những thay đổi như

Mỉm cười kêu và reo khi nhìn thấy điều gì đó thú vị

Nhận ra cha mẹ và những người thân quen của mình

Thích được tiếp chuyện hớt chuyện với mọi người và vỗ về ôm bé khi khóc

Luôn vẫy tay vẫy chân vui mừng hớn hở

Nhận thức sự khác biệt giữa hai người và biết họ là những cá thể riêng biệt

Nhìn thấy mình trong gương và cười lớn

Bắt đầu biết hóng và “đáp lại” khi được gọi bằng tên của mình.

6 đến 9 tháng tuổi

Đây là lúc bé thích khám phá không gian xung quanh và việc giao tiếp và hiểu ý mọi người. Bé không chỉ biểu lộ cảm xúc tốt hơn mà còn hiểu được những cảm xúc có sắc thái giống nhau:

Thích được chơi đùa và ngủ ít hơn so với trước

Hiểu được một số tín hiệu phi ngôn ngữ nhất định

Phát triển khái niệm sở hữu và yêu cầu lấy lại đồ chơi của mình nếu bị lấy đi

Dựa dẫm vào những người quen thuộc khi có người lạ đến gần

Mút ngón tay cái hoặc nắm tay để xoa dịu cảm xúc chính mình.

Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ

Nhiều nghiên cứu cho thấy nền tảng tình cảm của con người nằm ở mười tám tháng đầu đời, đặc biệt trong mối liên hệ giữa mẹ và con. Dưỡng chất cho cuộc sống tình cảm của trẻ chính là sự vỗ về âu yếm, những ngôn từ yêu thưong và sự chăm sóc dịu dàng.

Khi chập chững tập đi, bé dần nhận thức được nhiều hơn về bản thân và bắt đầu tách ra khỏi những người thân bên cạnh. Có thể trước thời điểm đó, người mẹ đã tách ra khỏi con mình, và giờ đây, đến lượt trẻ tách khỏi những người mà em từng phụ thuộc. Khi đã quen thuộc hơn vói môi trường xung quanh, trẻ sẽ tích cực học cách yêu thương hơn.

Đến giai đoạn này, trẻ không còn tiếp nhận tình yêu một cách thụ động nữa mà đã có khả năng phản hồi lại. Tuy nhiên, khả năng này của trẻ thiên về mục đích có được người trẻ yêu thưong hon là sự sẻ chia. Trong những năm tiếp theo, khả năng thể hiện tình yêu của trẻ sẽ tăng dần. và nếu trẻ tiếp tục nhận được tình yêu thưong thì khả năng chia sẻ tình yêu của trẻ sẽ ngày càng phát triển.

Nền tảng tình yêu hình thành trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi cũng như nắm bắt thông tin của trẻ. Nhiều trẻ đến tuổi đi học nhưng do chưa đưực chuẩn bị tốt về mặt tình cảm nên em chưa sẵn sàng đến trường. Trẻ cần trưởng thành về mặt tình cảm để học tập hiệu quả hơn. Việc thay đổi trường hay chuyển lóp không phải là cách giải quyết tốt nhất. Điều bạn cần làm là chuẩn bị về mặt tinh thần và tình cảm để con bạn sẵn sàng đến trường.

Kết luận

Đối với mọi trẻ em, việc phát triển cảm xúc còn là sự chú ý tuyệt đối của cha mẹ là yếu tố đặc biệt cần thiết trong suốt quá trình khôn lớn của trẻ. Khi bạn dành thòi gian cho con cái, nghĩa là bạn đang tạo cho con những kỷ niệm đáng nhớ để con luôn được hạnh phúc trong những năm tháng sống dưới mái ấm gia đình. Khi “khoang tình cảm” của trẻ tràn đầy, trẻ sẽ sống tích cực và luôn tràn ngập niềm vui. Bạn có thể trở thành một người cha/mẹ tuyệt vời bằng cách mang đến cho con những kỷ niệm đáng nhớ đó.

Nguồn:Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon