Bố Mẹ Có Đang Bao Bọc Con Quá Mức Không?

Bố Mẹ Có Đang Bao Bọc Con Quá Mức Không? - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Bạn cố gắng bảo vệ con để con khỏi bị ngã? Bạn cố gắng che chở con khỏi nỗi buồn và thất vọng? Bạn cố gắng ngăn con phạm lỗi hay tự mình thử sức? Bạn làm bài tập về nhà thay cho con? Khi con tranh cãi với bạn bè thì bạn gọi điện cho phụ huynh của em bé để mình trực tiếp giải quyết?

Nếu bạn làm như vậy, có lẽ là bạn đang cố gắng bao bọc con.

Bạn không muốn con phải khổ hay bị tổn thương. Bạn muốn giúp con và hỗ trợ cho con. Bạn muốn con cảm thấy mình được yêu thương và được quan tâm (và bạn cho rằng cách tốt nhất để con cảm nhận được điều ấy là mình cần bảo vệ cho con thật tốt). Có thể bạn cũng không nhận ra được rằng mình đang bao bọc con quá mức.

Nhưng cách nuôi dạy con kiểu bao bọc này cũng mang lại vấn đề. Nhà Tâm lý học Lâm sàng Lauren Feiden, thực hành trị liệu về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái nói: “Cách nuôi dạy này sẽ không khích lệ con biết chịu trách nhiệm và khiến con ngày càng phụ thuộc và bố mẹ.” Bà cũng cho rằng nó sẽ làm giới hạn trải nghiệm của con, khiến con không biết như thế nào là tốt cho mình.

Nhà công tác xã hội Liz Morrison nói rằng, trẻ nhỏ khi được che chở khỏi những hoàn cảnh bất lợi thì lúc lớn lên con sẽ không biết cách tự mình vượt qua như thế nào. Khi ấy, con có thể lo lắng, thiếu tự tin vào bản thân hay thậm chí có cách nhìn sai lệch về trách nhiệm của bố mẹ. Trẻ có thể bắt đầu cho rằng là bố mẹ thì phải bao bọc, che chở mình và kỳ vọng rằng mình sẽ được như vậy mãi.

DẤU HIỆU BỐ MẸ ĐANG BAO BỌC CON QUÁ MỨC

Bạn không để con được tự do khám phá. Chẳng hạn bạn không cho con chơi ngoài sân vì sợ con vấp ngã khi chạy hay sợ con nghịch bẩn.

Bạn làm thay cho con trong khi đó là việc con có thể tự làm được. Giống như việc bạn mặc quần áo cho con hoặc buộc dây giày cho con, mặc dù khi không có mặt bạn ở đó con vẫn có thể tự làm được.

Bố Mẹ Có Đang Bao Bọc Con Quá Mức Không? - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Bạn thấy mình cần phải biết mọi thứ về con như con đang làm gì, nghĩ gì hay đang làm ra sao.

Bạn tham gia quá nhiều vào việc học của con. Bạn có thể cố gắng để con được học giáo viên giỏi nhất, được xếp vào lớp tốt nhất.

Bạn “giải cứu” con khỏi những tình huống bạn cho rằng con đang thấy khó khăn hoặc không thoải mái. Ví dụ, con thấy ngượng khi phải nói chuyện với người lạ nên con trốn phía sau bạn, nên bạn tự mình giới thiệu con với người đó. (Điều này có thể vô tình khiến trẻ tiếp tục tránh nói chuyện với những người lạ sau này vì biết rằng bạn sẽ làm giúp con và đứa trẻ cũng sẽ không học được cách tự kiểm soát cảm xúc của mình.)

LÀM GÌ ĐỂ CON BỚT PHỤ THUỘC HƠN VÀO MÌNH KHI BẠN TRƯỚC ĐÓ ĐÃ QUÁ BAO BỌC CON?

Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu trên, chúng mình hy vọng những giải pháp dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

 KHUYẾN KHÍCH CON TỰ LẬP TỪNG CHÚT MỘT

Feiden nói: “Giúp con có được sự tự lập là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.” Bà cho rằng bố mẹ cần nhắn nhủ bản thân mình là khi con biết cách tự mình giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân cũng như có khả năng điều chỉnh được cảm xúc của mình.

Feiden nói một ví dụ: Nếu con nói rằng con không thể tự buộc được dây giày, bố mẹ có thể khuyến khích con thử làm. Khen ngợi con khi con tự làm. Nếu con bị trầy đầu gối trong khi chơi, hãy bình tĩnh và nói cho con biết rằng không sao cả. Khuyến khích con tiếp tục chơi tiếp thay vì chỉ chăm chăm để ý vào vết xước hoặc nói với con không được để tránh con có thể bị trầy lần nữa.”

Bố Mẹ Có Đang Bao Bọc Con Quá Mức Không? - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Thực sự là, trẻ có thể cảm nhận được sự lo lắng của bố mẹ, do vậy, đó là lý do quan trọng vì sao mình nên giữ bình tĩnh khi con phải đối mặt với những tình huống khó khăn. Feiden nói: “Khi bố mẹ càng bình tĩnh và khích lệ con thì con cũng sẽ thấy bình tĩnh hơn.”

LÀM MẪU CHO CON THẤY CON CÓ THỂ ĐỐI MẶT NHƯ THẾ NÀO VỚI NHỮNG TÌNH HUỐNG KHIẾN CON CÓ CẢM GIÁC KHÓ CHỊU, LO LẮNG

Bạn có thể chỉ cho con thấy mình đối mặt với những nỗi sợ, tình huống khó khăn như thế nào. Ví dụ, bạn có thể nói với con rằng: “Thỉnh thoảng bố thấy sợ khi gặp người là nhưng bố tự nhủ rằng mình phải dũng cảm lên. Sau đó, bố hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh và nói lời chào với họ.” Feiden nói.

CHO CON QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Morrison nói, khi con bị điểm kém, bố mẹ có xu hướng bao bọc con sẽ có thể trực tiếp nói chuyện với giáo viên để xem mình có thể thay đổi như thế nào, thay vào đó, sẽ tốt hơn nhiều nếu con tự mình nói chuyện với giáo viên của mình. Nếu bố mẹ nhảy vào và giải quyết giúp con, con sẽ không bao giờ học được cách tự mình đối mặt với vấn đề của mình.

Tương tự như vậy, bạn có thể cho con quyền quyết định khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè bằng cách nói trước với con về việc mọi thứ đang như thế nào và có những giải pháp khác nhau để con được tự lựa chọn.

Ngoài ra, mình cũng để con được trải nghiệm thế nào là thua cuộc, mất mát – bởi đó là một phần không thể thiếu của cuộc sống và nó cũng sẽ giúp con kiên nhẫn hơn. Ví dụ, bạn có thể để con được tham gia một cuộc thi dù ở đó bạn biết rằng con sẽ không giành được chiến thắng. Khi ấy, có thể con sẽ biết rằng hoạt động đó là không phù hợp với mình hoặc con sẽ biết có những cách khác để đạt được kết quả tốt hơn.

Mặc dù biết rằng tình yêu thương con cái, bản năng của chúng ta muốn bảo vệ con khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn. Nhưng việc bảo vệ con khỏi những khó khăn, thất bại hay bị từ chối hoặc những trải nghiệm tiêu cực khác sẽ có thể làm kìm hãm sự phát triển của con. Khi con phụ thuộc vào mình thì nó chỉ góp phần làm cản trở con học cách tự lập. Và do vậy, điều quan trọng hơn cả là cho con học những kỹ năng cần thiết, con được tự mình trải nghiệm, con sẽ có những sự lựa chọn tốt hơn cho riêng mình.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon