Lưu Ý Khi Tiêm Phòng Thủy Đậu, Cha Mẹ Không Thể Bỏ Qua

Lưu Ý Khi Tiêm Phòng Thủy Đậu, Cha Mẹ Không Thể Bỏ Qua - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước
Bệnh thủy đậu là một căn bệnh thường gặp tuy nhiên lại có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Nặng hơn có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh thủy đậu xuất hiện quanh năm, nhưng thời điểm bùng phát bệnh là vào mùa đông xuân. Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra, bênh có tính chất lành tuy nhiên cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hoặc bùng phát thành dịch. Cho đến nay, giống như những căn bệnh thường hay gặp khác bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin. Tiêm phòng thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là những lưu ý khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ từ đó sẽ phần nào giúp bố mẹ ngăn ngừa, giảm thiểu tác dụng phụ không đáng có. Phòng vẫn hơn chữa phải không nào? Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus mang tên Varicella Zoster gây ra. Đối tượng mặc bệnh thường là trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm phòng Vaccine. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch của người bệnh như hắt hơi, chảy mũi,…qua đường không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng bị vỡ, lở loét của người bệnh. Bệnh thường có những dấu hiệu sau: Khi phát bệnh bé sẽ có những triệu chứng như sốt, đau họng, đau cơ, thân nhiệt của bé dao động từ 38,3 – 38,8 độ C. Thời điểm nay các vết ban đỏ hầu như không xuất hiện. Thời điểm nay kéo dài khoảng 1 ngày. Sau đó cơ thể của bé bắt đầu xuất hiện những “nốt dạ”. Ban đầu là vùng bụng và lưng rồi lan ra khắp cơ thể như tay, đầu, chân, miệng, mặt,…Các “nột dạ” sẽ tiến triển thành những mụn nước, mụn bóng nước có chứa virus nên rất dễ lây lan cho người lành. Với trường hợp nhẹ cộng với chăm sóc đúng cách những mụn nước sẽ tự khô, trở thành vảy và tự khỏi trong 4-5 ngày.

Những trường hợp nên tiêm phòng thủy đậu

Tuy nhiên không phải vắc xin nào cũng có thể tiêm vì thế cha mẹ cần lưu ý, những trường hợp trẻ cần được tiêm vắc xin phòng thủy đậu bao gồm: Trẻ nhỏ chưa mắc bệnh thủy đậu. Trẻ nhỏ bị bệnh liên quan đến bạch cầu, bị suy giảm hệ thống miễn dịch do đang trong quá trình điều trị bệnh. Trẻ có bệnh về thận hư, viêm phế quản hoặc đang sử dụng những loại thuốc có thành phần ACTH hoặc Corticosteroids. Trẻ nhỏ sống trong những môi trường, khu vực như: khu tập thể, ký túc xá, bệnh viện những nơi đông dân cư và chật chội…

Những trường hợp không nên hoặc hoãn tiêm phòng thủy đậu

Những trường hợp dưới đây bố mẹ không nên dừng hoặc hoãn lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho con, mà cần thực hiện ngay: Trẻ nhỏ đang bị sốt hoặc đang bị phát ban, dị ứng nhẹ. Trẻ nhỏ đang có các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, về máu, rối loạn chức năng gan. Trẻ nhỏ có hiện tượng bị co giật trước khi tiêm vắc xin. Hoặc bị dị ứng, sốc phản vệ với các thành phần có trong vắc xin tiêm phòng bệnh thủy đậu. Đã tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, lao… trong vòng 1 tháng trước. Hoặc đang điều trị các bệnh liên quan đến bạch cầu: bạch cầu tủy cấp, bạch cầu tế bào

Vắc xin ngừa thủy đậu có tác dụng khi nào, kéo dài bao lâu

Vắc xin tiêm phòng thủy đậu cho trẻ, được khuyến cáo chỉ định cho bé từ 12 tháng tuổi chưa từng mắc bệnh trước đó. Những bé từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi sẽ tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu và thời gian mỗi mũi cách tối thiểu là 3 tháng. Đối với những bé dưới 4 tuổi, mũi tiêm đầu tiên vào 12 tháng tuổi, mũi thứ 2 vào 4-6 tuổi. Với những bé từ 13 tuổi trẻ lên cũng tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu, mỗi mũi cách tối thiểu là 1,5 tháng. Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu vào cơ thể,thì thuốc phải mất 1-2 tuần sẽ phát huy hiệu quả của nó. Tuy nhiên trước khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ cần đưa bé đi khám tổng quát và đặt lịch tiêm phòng xảy ra ít nhất là 1 tháng. Sau khoảng thời gian này, bé có thể tiêm nhắc lại nếu có điều kiện để phòng ngừa căn bệnh thủy đậu hiệu quả

Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu

Để việc điều trị thủy đậu cho bé có kết quả tốt mẹ cần kết hợp với một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp tại nhà: Khi mặc bệnh việc đầu tiên mẹ nên làm là cách ly trẻ với mọi người. Vì bệnh lây qua đường hô hấp và dịch từ những nốt ban. Mẹ nên cho trẻ nằm phòng riêng, thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Những vật dụng cá nhân của bé như cốc, bát đũa,…nên được để riêng và sát trùng thường xuyên. Thời gian cách ly từ 7 đến 10 ngày. Mẹ nên cách ly bé cho đến khi các nốt phỏng khỏi hẳn. Giữ bàn tay và cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Mẹ nên cắt móng tay và đeo bao tay vải cho trẻ nhằm tránh nhiễm khuẩn vùng da khi trẻ cào, gãi các “nốt dạ”. Khi tắm rửa mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ rồi lau nhẹ với khăn tắm sạch. Mẹ cần khéo léo để không làn vỡ các các nốt thủy đậu của bé. Để thoải mái, tránh ma xát mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Về dinh dưỡng mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, mát giàu vitamin. Thực đơn ăn hàng ngày cần đa dạng tránh các thực ăn nhiều muối và axit. Trường hợp bé bị sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sỹ. Trường hợp nốt thủy đậu bị nhiễm trùng mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu muốn các vết mụn vỡ không để lại sẹo, mẹ có thể dùng dung dịch Millian (xanh Methylene) để chấm nên các nốt dạ đã vỡ.

Về dinh dưỡng:

Trẻ cần tránh ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ. Các thức ăn cay nóng nhiều gia vị như: gừng, tỏi, hạt tiêu,… Các loại thịt bò, thịt dê, thịt gà, các loại hải sản Trái cây có tính nóng như: mận, đào, vải,…

Về thuốc:

Không nên cho trẻ dùng thuốc aspirin, vì có thể gây nên các bệnh suy gan, thậm chí tử vong. Ngoài ra mẹ cố gắng không cho bé gãi làm vỡ những nốt thủy đậu, dễ bị lây lan và nhiễm trùng. Mẹ cũng nên kiêng dùng các loại lá dân gian và thuộc uống, thuốc bôi không được chỉ định.

Kết luận

Bệnh thủy đậu nếu được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách trẻ rất nhanh hồi phục. Tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây biến chứng bố mẹ không nền chủ quan nhé. Hãy cho con đi tiêm phòng thủy đậu sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn cho trẻ. Với những kiến thức cung cấp ở trên cha mẹ đã có thêm cái nhìn tổng quan về bệnh thủy đậu ở trẻ em. Nguồn:Sưu tầm
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon