Cách Giúp Bé Nhà Bạn Ăn Nói Lưu Loát Hơn

Cách Giúp Bé Nhà Bạn Ăn Nói Lưu Loát Hơn - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Có khi nào bạn cảm thấy khó khăn khi để hiểu được tiếng nói “líu lo”, rất nhanh, nghe như chim hót của các em bé?

Những em bé có khả năng ăn nói lưu loát sẽ thường cảm thấy tự tin hơn cho dù con đang ở môi trường nào. Con sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình. Bằng việc luyện tập cho con ở nhà, bé vẫn có thể giao tiếp tốt trong nhiều tình huống với nhiều đối tượng khác nhau

Dưới đây là 8 cách để bố mẹ có thể tham khảo khi giúp con có được cách nói lưu loát, trôi chảy nhé!

BỐ MẸ LÀ MỘT NGƯỜI SẴN SÀNG LẮNG NGHE

Khi con kể bạn nghe về một ngày của mình, bố mẹ hãy bỏ điện thoại xuống hay tạm thời gác việc nấu nướng qua một bên và dành toàn bộ sự chú ý của mình cho con. Nếu con cảm thấy mình được quan tâm khi con nói chuyện với bạn, con sẽ dễ dàng mở lời hơn.

Cách Giúp Bé Nhà Bạn Ăn Nói Lưu Loát Hơn - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

BỐ MẸ CÓ CÁCH DÙNG TỪ PHÙ HỢP

Đừng đánh giá thấp những gì bạn nói với con. Trẻ nhỏ rất thích bắt chước và những gì bạn nói cho con nghe cũng vậy, vì vậy hãy giúp con thấm nhuần những thói quen tốt từ sớm. Vậy nên, nếu bạn không muốn con nói tục, chửi thề thì cũng nên chú ý từ ngữ mình sử dụng nhé!

BỐ MẸ SỬA LỖI CHO CON NHƯNG CŨNG KHÔNG NÊN QUÁ ĐỂ TÂM VÀO VIỆC BẮT LỖI

Nếu con phát âm sai một từ hoặc sử dụng một từ không chính xác, bố mẹ chỉ cần nói lại câu đó một cách chính xác và tiếp tục. Ví dụ, con nói là: “Ấy làm con đau.” thì mình có thể nói là: “Bạn làm con đau à? Nói cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra nào?!” Nếu bạn chăm chăm vào lỗi sai mà con mắc phải thì điều đó sẽ chỉ khiến con nghĩ nhiều hơn về việc mắc lỗi khi nói và nó có thể làm con sợ sai hơn.

TĂNG VỐN TỪ CHO CON

Chúng ta có cách tự nhiên nhất để làm được việc này là bất kỳ khi nào có thể, hãy sử dụng những từ khác nhau cho từng sự vật mà con thấy nhé. Ví dụ, cùng gọi là xe nhưng nó có thể chia ra là xe tải, xe máy, ô tô…

BỐ MẸ ĐẶT CÂU HỎI MỞ

Nếu bạn hỏi con: “Hôm nay đi học con vui không?” thì câu trả lời bạn nhận được có thể chỉ là “có” hoặc “không”. Nhưng nếu bạn hỏi con: “Hôm nay con đi học như thế nào nhỉ?” thì có thể bạn sẽ tạo cơ hội cho con được nói nhiều hơn.

BỐ MẸ ĐỌC SÁCH CHO CON

Cách Giúp Bé Nhà Bạn Ăn Nói Lưu Loát Hơn - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Cho dù con chỉ mới ê a đọc từng từ, từng chữ thì con vẫn có thể sáng tạo ra những câu chuyện của riêng mình khi con lật mở từng cuốn sách. Hoặc con có thể thuộc lòng một cuốn sách mà bạn kể cho con nghe. Đọc sách cho con nhiều cũng giúp cho con có vốn từ vựng phong phú.

CHO CON CÓ NHIỀU CƠ HỘI ĐƯỢC TRÒ CHUYỆN VỚI NHIỀU NGƯỜI LỚN VÀ CÁC ANH CHỊ LỚN

Để giúp con được tự tin khi nói chuyện với người lớn, bạn có thể để bé được nói chuyện với họ bất kỳ khi nào có cơ hội. Ví dụ, khi đi mua đồ, bạn cũng có thể để con được nói chuyện với người bạn hàng hoặc khi đi ăn, con cũng có thể nói chuyện với nhân viên phục vụ khi gọi món và kiềm chế không trả lời giúp con khi người phục vụ đặt câu hỏi.

CHƠI NHỮNG TRÒ CHƠI KHUYẾN KHÍCH CON NÓI NHIỀU

Dựa vào cách thức mà con tìm hiểu, khám phá và tiếp thu từ thế giới xung mà phần dưới này chúng mình chia ra 3 phong cách học khác nhau cùng với những hoạt động tương ứng để giúp con nói nhiều hơn. Nhưng đừng cảm thấy bị giới hạn trong một nhóm, bạn có thể sử dụng bất kỳ hoạt động, trò chơi nào mà em bé nhà bạn thích:

😍 NHỮNG EM BÉ THÍCH HỌC THÔNG QUA LẮNG NGHE:

👉 Ghi âm lại những gì con hát hay một câu chuyện con kể: Chắc hẳn con sẽ rất thích thú khi được nghe lại chính giọng nói của mình cũng như là thấy ngạc nhiên, thích thú với cách mình nói chuyện với người khác. Nếu được hãy giữ lại bản ghi âm ấy và xem con sẽ vui như thế nào khi thấy lại mình ở tầm tuổi đó nhé!

👉 Đọc lại cho con nghe một câu chuyện con yêu thích: Lần đầu tiên bạn có thể đọc cho con nghe lại toàn bộ, nhưng lần sau mình có thể làm nó đặc biệt hơn một chút là bằng cách dừng lại một chút là để con được tự bổ sung ý tiếp theo của câu chuyện. Hoặc đọc câu chuyện nhưng đột nhiên thay đổi chi tiết để xem con có phát hiện ra được không.

😍 NHỮNG EM BÉ THÍCH HỌC THÔNG QUA HÌNH ẢNH:

👉 Quay lại video khi con đang kể chuyện: Để hoạt động này trở nên thú vị hơn, bạn có thể “hóa trang” cho con như đúng nhân vật con kể cùng với những đạo cụ cần thiết. Quay lại những cảnh con “diễn” và sau đó cùng nhau ngồi lại và xem. Điều này sẽ con dần thoải mái khi nói chuyện trước mặt người khác hay thậm chí là cả máy quay nữa.

Cách Giúp Bé Nhà Bạn Ăn Nói Lưu Loát Hơn - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

👉 Để con được kể lại một chương trình mà con yêu thích: Trẻ nhỏ thích được về những gì mình biết rõ hay mình yêu thích. Vậy nên bạn có thể hỏi con về một chương trình trên TV mà con yêu thích. Hoạt động này không chỉ xây dựng cho con kỹ năng nói mà giúp con nghĩ như một người kể chuyện thực thụ.

😍 Những em bé thích học thông qua vận động:

👉 Chơi trò sưu tầm: Bạn có thể cầm theo mình một chiếc lọ hoặc túi để con sưu tầm “báu vật” mà con thích, như lá cây hoặc những viên đá. Và khi về nhà, bạn có thể bảo con mô tả lại những gì con thu nhặt được từ màu sắc, kích cỡ, công dụng và con tìm thấy nó ở đâu.

👉 Chơi trò gia đình kể chuyện: Một thành viên trong gia đình sẽ bắt đầu dựng lên một câu chuyện bằng câu đầu tiên: “Ngay xửa ngày xưa, có một con rồng nhỏ sống trong một cái hang nhỏ trên một ngọn đồi lớn”. Sau đó, một người khác tiếp tục câu chuyện và cứ xoay vần lần lượt theo từng thành viên cho đến khi câu chuyện chấm dứt.

👉 Bảo con kể cho bạn nghe một câu chuyện và vẽ nó ra: Nó có thể là bất kỳ câu chuyện nào mà con thích. Vừa kể, con có thể vừa vẽ cho bạn thấy. Nếu bạn thấy con bỏ qua những chi tiết chính và nói những điều mà bạn không hiểu được, bạn có thể hỏi lại con cho rõ. Và mình cũng có thể nhắc lại bằng một cách khác để con thấy được rằng sẽ có những cách diễn đạt khác nhau để mình sử dụng.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon