Viêm Amidan Ở Trẻ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm amidan ở trẻ cần được điều trị đầy đủ liệu trình trẻ mới dứt được bệnh, nếu không sẽ tái phát. Viêm amidan ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus hoặc vi trùng. Bệnh khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là các bé từ 3 đến 7 tuổi. Viêm amidan không gây nguy hiểm nhưng bệnh hay tái phát khiến bé khó chịu, mệt mỏi. Bố mẹ cần biết rõ các dấu hiệu viêm amidam để điều trị dứt điểm cho bé.

DẤU HIỆU VIÊM AMIDAM Ở TRẺ EM

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan mà bố mẹ cần chú ý bao gồm:

– Amidan sưng tấy

– Chảy nước mũi

– Sốt cao

– Phát ban cơ thể

– Đau họng khi nuốt

– Đau đầu thường xuyên

– Đau bụng

– Cơ cổ cứng

– Đau họng, khan tiếng hoặc mất giọng

– Ớn lạnh đột ngột

– Amidam có những chấm trắng bao phủ

– Hơi thở có mùi

– Cổ họng có vết loét

– Đau tai

– Chán ăn

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN

Viêm amidan chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các virus gây bệnh phổ biến bao gồm: Enterovirus, virus cúm, adenoviruses, Epstein-barr, Parainfluenza, Herpes.

Viêm amidan cũng có thể do vi khuẩn Streptococcus gây ra, thường được gọi là Strep.

Viêm amidan rất dễ lây lan. Bé có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người đang bị bệnh. Hầu hết, sự lây nhiễm này diễn ra giữa các trẻ nhỏ trong trường học và các thành viên gia đình ở nhà.

CÁCH ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan của bé. Điều trị cũng có thể làm giảm số lần bé bị bệnh trong một năm. Bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc sau đây khi bé bị viêm amidan:

– Acetaminophen làm giảm đau và sốt. Hỏi bác sĩ để biết liều lượng và thời gian cho bé uống thuốc. Acetaminophen có thể gây tổn hại gan nếu không uống đúng cách.

– NSAID như ibuprofen giúp giảm sưng, đau và sốt. NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Không đưa các loại thuốc này cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi mà không có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

– Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm khuẩn.

– Nếu bé bị amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần thì cũng thể phẫu thuật cắt amidan. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu kháng sinh không có tác dụng.

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc sau tại nhà để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe:

– Giúp bé nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.

– Khuyến khích bé ăn uống bằng cách cho bé ăn những món lỏng, dễ ăn. Giúp bé uống đủ nước để tránh mất nước.

– Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để giảm đau họng.

– Ngăn chặn sự lây lan của vi trùng bằng cách rửa tay thường xuyên. Không để bé chia sẻ thức ăn, đồ uống với người khác. Bé có thể trở lại trường hoặc hoặc nơi giữ trẻ khi bé khỏe hơn và sau 24 giờ bé hết sốt.

NHỮNG KIÊNG KỴ KHI TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN

Ngoài việc điều trị kịp thời, bố mẹ cũng nên cho bé kiêng kị các loại thực phẩm sau đây:

– Thức ăn lạnh: Thức ăn lạnh có thể khiến bé bị bệnh nặng hơn. Nhiệt độ thấp tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vì vậy bố mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé ăn các đồ ăn lạnh như nước đá, kem…

– Thực phẩm sống: Các loại đồ ăn tươi sống như nộm, gỏi, rau sống… có chứa nhiều vi khuẩn có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Bố mẹ nên kiêng cho bé ăn các loại thực phẩm này.

– Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến cổ họng bé bị kích ứng thậm chí là xuất huyết khiến viêm nhiễm nặng hơn. Bố mẹ nên tránh cho bé các thức ăn cay nóng như ớt, hành, tỏi, tiêu…

– Đồ ăn cứng: Các loại thực phẩm cứng, thô ráp có thể khiến tình trạng viêm amidan nghiêm trọng hơn.

 

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ nên tham khảo thêm và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon