Giai Đoạn Nào Mẹ Nên Chú Trọng Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ

Giai Đoạn Nào Mẹ Nên Chú Trọng Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Trong suốt quá trình phát triển của bé, có những giai đoạn mẹ cần quan tâm đặc biệt đến việc tăng sức đề kháng cho bé yêu. Mẹ đã biết làm thế nào và khi nào cần tăng sức đề kháng cho trẻ chưa?

1. Vai trò của sức đề kháng đối với sự phát triển của bé

Mẹ biết không, sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng và nó quyết định rất lớn đến sự phát triển của các bé. Hệ miễn dịch kém khiến bé dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công.

Bé có sức đề kháng kém không những không có đủ khả năng để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh mà một khi bé bị ốm hoặc bị bệnh còn rất chậm phục hồi sức khỏe. Vì thế, sức đề kháng của bé đã kém lại càng kém hơn, kéo theo nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa…

Giai Đoạn Nào Mẹ Nên Chú Trọng Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Thêm vào đó, môi trường sống ngày càng ô nhiễm và nhiều tác nhân gây bệnh. Các chủng vi rút và vi khuẩn gây bệnh lại ngày càng tiến hóa phức tạp. Vì thế, nếu không chú trọng đến việc tăng cường đề kháng, các bé dễ bị ốm, bị bệnh hoặc dễ lây ốm, lây bệnh từ mọi người xung quanh.

2. Dấu hiệu mẹ cần tăng sức đề kháng cho bé càng sớm càng tốt

Nhiều mẹ thường chủ quan, không chú trọng dến việc tăng cường sức đề kháng cho con. Điều này hoàn toàn sai lầm, có nguy cơ bé sẽ mắc một số bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng trưởng của bé. Vậy nên, khi bé có những dấu hiệu sau, thì nhất thiết mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con càng sớm càng tốt.

– Bé yêu của mẹ thường xuyên ốm vặt, thường xuyên mắc các chứng như sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa…. Các bé sẽ có biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi. Lâu ngày, các bé dễ bị sụt cân.

– Bé rất nhạy cảm với sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi nơi ở, thay đổi khí hậu. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến bé bị ốm ngay lập tức. Mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.

– Bé dễ bị bệnh hơn các bạn khác. Khi chuyển mùa hoặc có bất cứ dịch bệnh gì bé đều dễ mắc phải hơn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bố mẹ luôn trong tình trạng lo lắng.

– Bé dễ bị lây bệnh từ các bạn khác, khi bị bệnh thì chậm khỏi hơn, lâu phục hồi hơn.

3. Giai đoạn nào mẹ nên chú trọng tăng sức đề kháng cho bé?

Vì sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể chất và tinh thần của bé nên mẹ cần lưu ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé bất cứ lúc nào mẹ có thể. Việc này cần được làm thường xuyên và liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển của bé yêu. Cụ thể hơn:

– Lúc mới sinh: Bé vừa chào đời, và rời khỏi chiếc tổ an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ. Hệ vi sinh vật của bé chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng bé lại phải làm quen, tiếp xúc và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Việc này khiến bé dễ mắc những bệnh thông dụng như cảm, ho, sốt. Tăng cường sức đề kháng vào thời điểm này rất cần thiết.

– Khi cai sữa: Sữa mẹ ngoài việc là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bé yêu còn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cho bé. Những kháng nguyên có trong sữa mẹ giúp bé đủ sức chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vì vậy, khi cai sữa, hệ miễn dịch của bé bị thiếu hụt lượng kháng nguyên quan trọng có trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch cũng vì thế mà tạm thời suy yếu.

– Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ: Lớp học là môi trường khá mới mẻ với bé. Bé phải tiếp xúc với nhiều trẻ khác đồng nghĩa với nguy cơ lây bệnh từ các bạn khác sẽ cao hơn. Lúc này, mẹ cũng cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.

– Thay đổi thời tiết: Mùa đông không khí thường rất lạnh, mùa hè thời tiết lại vô cùng oi bức. Thời tiết các mùa khác nhau rõ rệt nhưng lại thay đổi nhanh chóng khiến cơ thể bé không kịp thích nghi và “sụt sịt” ngay lập tức.

4. Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả

Giai Đoạn Nào Mẹ Nên Chú Trọng Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ - Trường Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước

Tầm quan trọng của sức đề kháng thì ai cũng biết. Khi nào cần tăng sức đề kháng thì ai cũng rõ. Nhưng làm thế nào để giúp con tăng sức đề kháng dường như vẫn là một câu hỏi còn làm khó nhiều vị phụ huynh. Dưới đây là những cách mà bố mẹ nên lưu ý nhé!

Chăm sóc tốt thai kỳ

Trong quá trình mang thai, mẹ hãy tăng đề kháng cho con bằng cách xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn uống khoa học ngay từ đầu thai kỳ để loại bỏ nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ miễn dịch của bé khi chào đời.

Mẹ nên sinh thường nếu có thể

Khi sinh theo phương pháp tự nhiên, em bé sẽ được thừa hưởng hệ lợi khuẩn từ mẹ. Những lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột. Vì thế, hệ miễn dịch của bé cũng khỏe mạnh hơn, bé có sức đề kháng tốt hơn.

Cho bé bú sữa non trong 72 giờ đầu sau sinh

Trong sữa non có chứa rất nhiều kháng thể như IgA, IgG, IgM, IgD và bạch cầu. Trẻ được uống sữa non của mẹ trong 72 giờ đầu sau sinh sẽ phòng tránh được nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Đây là cách tăng sức đề kháng cho trẻtự nhiên hiệu qua nhất.

Tiêm chủng đầy đủ cho bé yêu

Tiêm chủng là biện pháp khoa học và phổ biến nhất giúp trẻ phòng chống nhiều bệnh bằng cách “tập dượt” khả năng chống lại cơ chế lây nhiễm của cơ thể. Nhờ tiêm phòng đầy đủ mà các bé “né” được nguy cơ mắc các bệnh như: sởi, viêm gan, viêm quai bị, thủy đậu, não nhật bản…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học là chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh về mọi mặt. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp bé hấp thụ và tăng cân tốt. Bé hấp thụ và tăng cân tốt có nền tảng sức khỏe tốt nên hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bé chống lại bệnh tật tốt hơn. Hơn nữa, trong trường hợp bé bị ốm, bị bệnh, cơ thể cũng nhanh chóng phục hồi hơn.

Cho bé tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài

Việc này có mục đích làm tăng khả năng thích nghi cho bé. Nhờ thế, bé khó bị “sụt sịt” khi thời tiết thay đổi hơn. Bé cũng “trơ” hơn trước những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé

Chắc chắn việc giữ vệ sinh sạch sẽ có tác dụng trong việc ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn và vi rút gây bệnh từ các tác nhân bên ngoài. Vệ sinh sạch sẽ cũng giúp tăng cường hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả, từ đó hệ miễn dịch cũng khỏe mạnh hơn. Việc mẹ cần làm là vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn mẹ nhé!

Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi chữa bệnh cho bé

Nhiều mẹ có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc chăm sóc bé. Khi bé gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, mẹ đều nghĩ ngay đến việc cho bé uống kháng sinh. Mẹ không biết rằng kháng sinh dù tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng “triệt tiêu” luôn hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé. Những bé hay uống kháng sinh hoặc phải điều trị bằng kháng sinh vì thế thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon